Giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi khi lần đầu đến trường
Những ngày đầu tiên đến trường là sự kiện rất lớn trong đời mà bé phải trải qua trong tâm trạng lo lắng, bồn chồn, sợ hãi.
Trẻ nhỏ lần đầu đến trường không tránh khỏi những sợ hãi, lo lắng, bé bắt đầu tập xa cha mẹ để đến với một môi trường hoàn toàn xa lạ, vì vậy, những khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Một số trẻ lần đầu tiên đi học có biểu hiện sợ hãi như khóc la, phản kháng, không chịu đến trường. Có trẻ sợ bạn bè trêu chọc nên cũng không chịu đi học. Ngoài ra biểu hiện sợ xa mẹ cũng thể hiện qua những triệu chứng rối loạn ăn uống hoặc rối loạn giấc ngủ. Những trẻ lo lắng sẽ có biểu hiện thay đổi tính tình, dễ cáu gắt, thậm chí thường xuyên rối loạn tiểu tiện (như đái dầm, nín tiểu).
Vì vậy cần làm gì để giúp trẻ nhanh thích nghi với môi trường mới?
Đối với phụ huynh
Giải thích cho trẻ điều gì đang xảy ra bằng lời nói một cách rõ ràng theo từng lứa tuổi của trẻ, không nói dối, không lẫn tránh. Cho trẻ có thời gian để thích nghi dần với môi trường mới: bắt đầu bằng việc tham quan trường học, quan sát các bạn chơi, dần dần tiếp cận với trò chơi; khi đi học thì nên bắt đầu bằng thời gian ngắn nhất như 1 giờ, rồi tăng lên dần theo thời gian. Ngoài ra, thái độ và hành động của cha mẹ là điều rất quan trọng với trẻ, đó là thái độ đưa con đi học, đón con về, trò chuyện cùng con, chơi cùng con.
Cha mẹ luôn tạo cho trẻ thú vui đi học, trò chuyện cùng trẻ về niềm vui ở trường, điều gì xảy ra, mối quan hệ với cô giáo và các bạn,… Cần tránh nói đến những gợi ý không tích cực như “Cô có đánh con không?”, “Bạn có dành đồ chơi của con không?” vì những gợi ý này sẽ tạo ấn tượng không đẹp đối với trẻ.
Chuẩn bị tâm lý cho trẻ: ngay từ bé cha mẹ tránh gây những ấn tượng không tốt lên tâm trí trẻ như: “ ở nhà con nhõng nhẽo quá mai mốt lớn lên
Đối với nhà trường
Với những trẻ khó thích nghi, các cô giáo cần cho phép phụ huynh được vào chung với trẻ trong một thời gian đầu, để mẹ và cô làm công việc chuyển tiếp, để tập cho trẻ thích nghi dần với môi trường mới. Tránh việc hù dọa, đánh đập trẻ: Sự ân cần của cô giáo là luôn cần thiết đối với trẻ.